0903.411.195
024.6262.7710

Có gì khác biệt giữa máy giặt công nghiệp chân cứng và chân mềm?

Nhiều người dùng vẫn đang băn khoăn không biết nên chọn máy chân cứng hay chân mềm. Hiểu được điều đó ở bài viết này, Slc sẽ phân tích sự khác biệt giữa máy giặt công nghiệp chân cứng với máy chân mềm. Qua đó, khách hàng có thể lựa chọn được máy giặt công nghiệp phù hợp với nhu cầu và tài chính.

Máy giặt công nghiệp chân mềm và chân cứng
Máy giặt công nghiệp chân mềm và chân cứng

Máy giặt công nghiệp chân cứng

Dòng máy giặt chân cứng có lồng giặt được hàn gắn cố định vào khung máy. Thiết kế khung có dạng hình chữ A hoặc chữ H.

Máy giặt chân cứng thường có lực G dưới 150G, tương ứng với tốc độ quay từ 400 – 500 vòng/phút. Lượng nước còn lại trong đồ giặt cũng còn khá lớn (70%-80%). Do đó, khi tính toán cho phòng giặt là thì công suất của máy sấy thường lớn hơn 1.5 lần so với công suất máy giặt.

Ưu điểm của máy giặt chân cứng

  • Có kết cấu đơn giản nên giảm bớt rủi ro, sự cố hỏng hóc trong quá trình vận hành
  • Giá thành thường thấp hơn so với máy giặt công nghiệp chân mềm

Nhược điểm của máy giặt chân cứng

  • Cần phải chuẩn bị bệ móng cho máy

Máy giặt công nghiệp chân mềm

Máy giặt công nghiệp chân mềm hay còn được gọi là máy giặt công nghiệp giảm chấn. Khác với máy chân cứng, lồng giặt được thiết kế trên hệ thống bóng hơi, hoặc giảm rung chấn bằng hệ thống lò xo, piton ở phía dưới. Dòng máy giặt chân mềm (đế mềm) cũng có 2 loại: loại chân mềm thông thường và loại chân mềm kết hợp với lồng treo (ở phía trên lồng máy được thiết kế thêm nhiều lò xo để tăng thêm khả năng giảm rung chấn khi máy hoạt động).

Máy giặt giảm chấn thường có lực G từ 250-400G tương ứng với tốc độ quay trên 800 vòng/phút. Lượng nước còn lại trong đồ giặt cũng chỉ còn khoảng 37%-45%.

Ưu điểm máy giặt chân mềm

  • Vị trí lắp đặt linh hoạt, có thể lắp ở những tầng trên cao
  • Lắp đặt nhanh chóng do không cần phải chuẩn bệ móng máy
  • Lực vắt thường cao hơn so với máy chân cứng nên đồ vải sẽ nhanh khô hơn. Do đó giúp tiết kiệm thời gian sấy cũng như năng lượng

Nhược điểm máy giặt chân mềm

  • Giá thành thường cao hơn so với máy giặt công nghiệp chân cứng

Để tìm hiểu thêm về quá trình lắp đặt máy giặt công nghiệp chân cứng và chân mềm, tham khảo thêm:

Một số dòng máy giặt giảm chấn phổ biến hiện nay: máy giặt công nghiệp Primer, máy giặt công nghiệp Imesa, máy giặt công nghiệp Fagor, máy giặt công nghiệp Milnor, máy giặt công nghiệp Image, máy giặt công nghiệp Huebsch, máy giặt công nghiệp Primus, máy giặt công nghiệp Maxi, máy giặt công nghiệp Girbau.

Qua bài viết trên, hy vọng khách hàng có thể hiểu hơn về sự khác biệt giữa hai dòng máy giặt công nghiệp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về thiết bị giặt là công nghiệp, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây.

THÔNG TIN LIÊN HỆ CHI TIẾT:

SLC Việt Nam là đại diện phân phối và đại lý được ủy quyền bán hàng trực tiếp của hơn 40 nhà sản xuất nổi tiếng trên thế giới về thiết bị giặt là công nghiệpmáy sấy công nghiệpmáy là ủi ga công nghiệpmáy giặt khô công nghiệp và các thiết bị phục vụ ngành giặt là trên toàn quốc.

Tham khảo thêm tại:

www.noihaptiettrung.com.vn

www.slcvietnam.com

www.maygiatcongnghiep1.com

www.thietbigiatla.com

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ VÀ CÔNG NGHỆ SLC VIỆT NAM (SLC VIỆT NAM CO., LTD)

SLC Hà Nội (Trụ sở):
Địa chỉ: R.1208, Tòa Nhà CT5-DN3, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội, Việt Nam.
Tel: 024.6262.7710
Fax: 024.6262.7710

SLC Hồ Chí Minh (Văn phòng):
Địa chỉ: Số 39/13, Đường Nguyễn Cửu Đàm, Phường Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh.
Tel: 0286.285.6480
Fax: 0286.285.6480
SLC Đà Nẵng (Văn phòng):
Địa chỉ: K 3/39, Đường.Hà Văn Trí, Phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng
Tel: 0236.7109.990
Fax: 0236.7109.990

HOTLINE TƯ VẤN 24/7: 0903 411 195

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Translate »